Món Ngon online
Món ngon mỗi ngày
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Quy định màu sắc thùng rác theo Thông tư 20 BYT

Quy định màu sắc thùng rác theo Thông tư 20 BYT

Thông tư 20 BYT quy định màu sắc thùng rác theo màu xanh, vàng, đen, trắng, giúp phân biệt chất thải, xử lý đúng cách giúp tiết kiệm thời gian, an toàn với sức khỏe và môi trường.

Thông tư 20 BYT

Ứng dụng của thùng rác y tế

Quy định màu sắc thùng rác

Phân loại chất thải y tế

Thông tư 20 BYT của Bộ Y tế quy định màu sắc cho các thùng rác y tế nhằm quản lý và xử lý chất thải y tế an toàn và hiệu quả, giúp phân biệt chất thải dễ dàng, từ chất thải lây nhiễm đến chất thải tái chế. Màu sắc giúp nhận biết và phân loại chất thải, giảm nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ môi trường cũng như cộng đồng. Vậy quy định màu sắc thùng rác có mấy loại?

Quy định màu sắc thùng rác theo Thông tư 20 BYT

Thông tư 20 BYT là gì?

Thông tư 20 BYT là văn pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành vào ngày 26/11/2021 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 10/01/2022 về việc phân loại, thu gom, lưu trữ và quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên y tế không bao gồm quản lý chất thải phòng xạ phát sinh trong các hoạt động y tế.

Đối tượng áp dụng của thông tư 20/2021/TT-BYT đó chính là các cơ sở y tế, bao gồm:

  1. Cơ sở khám bệnh và chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh và chữa bệnh.
  2. Cơ sở y tế dự phòng.
  3. Cơ sở đào tạo trong lĩnh vực sức khỏe.
  4. Cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y và dược, cũng như các hoạt động tạo ra chất thải y tế.
  5. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến quản lý chất thải y tế trên lãnh thổ Việt Nam.

Ứng dụng của thùng rác y tế

Thùng rác y tế có nhiều ứng dụng như thu gom và phân loại chất thải, an toàn cho nhân viên, tiết kiệm chi phí, bảo vệ cộng đồng và môi trường, tái chế và xử lý chất thải, tái chế và tận dụng.

Quản lý rác thải

Phân loại rác thải bằng mã màu giúp cho quá trình thu gom, vận chuyển, và xử lý rác thải trở nên dễ dàng hơn. Các loại rác thải có thể được phân loại và đặt vào các thùng riêng biệt, giúp giảm thời gian và công sức trong việc xử lý chúng.

An toàn cho nhân viên

Phân loại rác thải theo màu sắc giúp ngăn ngừa các tai nạn và lợi ích sức khỏe cho những người làm việc trong ngành quản lý rác. Các loại rác thải lây nhiễm hoặc có nguy cơ gây hại có thể được nhận biết dễ dàng và xử lý an toàn.

Tiết kiệm chi phí

Việc phân loại rác thải giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển và xử lý rác thải. Nhờ vào việc xác định các loại rác thải trước, công ty và tổ chức quản lý rác thải có thể tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu chi phí liên quan đến việc xử lý rác thải.

Bảo vệ môi trường và cộng đồng

Phân loại rác thải đảm bảo rằng các chất thải lây nhiễm và độc hại không bị hòa trộn với rác thải không có nguy cơ. Điều này giúp ngăn chặn sự lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và giảm tác động tiêu cực đối với môi trường.

Tái chế và tận dụng

Phân loại rác thải cũng tạo điều kiện thuận lợi để tái chế và tận dụng một số loại rác thải. Nhờ đó, rác thải có thể được biến đổi thành sản phẩm có ích, giúp giảm thiểu lượng rác thải và bảo vệ tài nguyên tự nhiên.

Quy định màu sắc thùng rác

Quy định màu sắc thùng rác y tế như thùng rác màu xanh, thùng rác màu vàng, thùng rác màu trắng, thùng rác màu đen giúp quản lý và xử lý chất thải y tế một cách an toàn và hiệu quả.

Thùng rác màu xanh

Thùng rác màu xanh lá cây hoặc xanh da trời sử dụng để chứa chất thải rắn thông thường, bao gồm rác sinh hoạt như thức ăn thừa, vỏ hoa quả, túi nilon, các vật dụng, tài liệu y tế không có nguy cơ lây nhiễm. Thùng màu xanh thường có dung tích lớn, vì chúng chứa lượng lớn rác thải sinh hoạt, chiếm phần lớn tổng lượng rác thải hàng ngày trong các cơ sở y tế.

Thùng rác màu vàng

Thùng rác màu vàng được sử dụng để lưu trữ và quản lý các loại chất thải lây nhiễm, bao gồm chất thải sắt nhọn, chất thải không sắt nhọn hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẩu như mô, bộ phận cơ thể con người và xác động vật, được đặt trong thùng màu vàng và phải được đóng gói một cách cẩn thận.

Thùng rác màu trắng

Thùng rác màu trắng chứa các loại chất thải thông thường có thể tái chế, chẳng hạn như giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh và các vật liệu khác có giá trị tái chế. Những chất thải này không gây nguy hại và thường được đựng trong túi hoặc thùng màu trắng trước khi gửi đến các cơ sở xử lý.

Thùng rác màu đen

Thùng rác màu đen lưu trữ và quản lý các loại chất thải y tế không lây nhiễm ở dạng rắn, bao gồm hóa chất thải bỏ có thành phần nguy hại, thiết bị y tế hỏng hoặc chứa các chất nguy hại như thủy ngân, kim loại nặng, bóng đèn huỳnh quang, ắc quy, pin hoặc thuốc điều trị ung thư (hóa trị).

Phân loại chất thải y tế theo thông tư 20

Cách phân loại chất thải y tế theo hông tư 20/2021/TT-BYT bao gồm chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải rắn thông thường.

Chất thải lây nhiễm

Sắc nhọn như kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, và các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu hoặc vi sinh vật gây bệnh.

Không sắc nhọn như bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu hoặc vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng, bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu hoặc vi sinh vật gây bệnh.

Có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B

Chất thải giải phẫu gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm.

Chất thải nguy hại không lây nhiễm

Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ;

Dung dịch rửa phim X-Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;

Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.

Chất thải rắn thông thường

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế (trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm).

Hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.

Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất.

Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực.

Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.

Chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Phân loại chất thải y tế theo quy định Thông tư 20/2021/TT-BYT là một phần quan trọng trong quản lý an toàn và hiệu quả của cơ sở y tế, tối ưu hóa quá trình xử lý và bảo vệ môi trường. Việc quy định rõ ràng cũng thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng y tế.