Thêm vị ngon cuộc sống!
Mất cân đối trong đầu tư giữa các phương thức vận tải
Sự mất cân đối trong đầu tư giữa các phương thức vận tải hàng hóa đang được nhìn thấy rất rõ hiện nay. Chính thực tế đó đã ảnh hưởng phần nào tới nền kinh tế trong nước.
Mục lục
Sự mất cân đối trong đầu tư giữa các phương thức vận tải hàng hóa đang được nhìn thấy rất rõ hiện nay. Chính thực tế đó đã ảnh hưởng phần nào tới nền kinh tế trong nước.

Mất cân đối trong đầu tư giữa các phương thức vận tải

Nền kinh tế hiện đại đã phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa các doanh nghiệp với nhau. Ở một quốc gia, sự phát triển của các phương thức vận tải sẽ tác động ít nhiều tới hoạt động giao thương của doanh nghiệp. Nhưng hiện tại ở Việt Nam, sự mất cân đối trong đầu tư vào các phương thức vận tải hàng hóa đã được thể hiện rất rõ.

Một trong những nguyên nhân chính khiến cân đối giữa các phương thức vận tải là do mức đầu tư cho các loại hình vận tải khác còn ít so với đầu tư cho đường bộ. Mặc dù lúc này, nhiều công ty vận tải nội địa đường biển đã xuất hiện khá nhiều, phần nào đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, nhưng điều đó không có nghĩa sẽ tạo nên sự cân bằng giữa các phương thức vận tải hiện giờ.

Đầu tư cho đường bộ chiếm hơn 90%

Theo thống kê mới đây trong tổng số 332.602 tỷ đồng đầu tư cho các phương thức vận tải thì đường bộ đã chiếm hết hơn 90%, còn lại là đường sắt chưa tới 3%, đường thủy nội địa chiếm 2,22% , còn lại là các loại hình vận tải đường hàng không, vận tải đường biển.

Có thể thấy rõ sự mất cân đối giữa các phương thức vận tải khi mức đầu tư cho các loại hình khác quá ít so với đường bộ. Trong khi đó, kết nối giữa các loại hình vận tải còn thiếu và yếu do kết nối về phương tiện, về hạ tầng và về thông tin. Do vậy khiến sự phát triển của dịch vụ logistics và dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam còn chưa phát triển.

Trên thực tế, khả năng xếp, dỡ và trung chuyển container còn nhiều bất cập tại các cảng sông, cảng biển, ga đường sắt, cước phí trung chuyển giữa đường biển và đường sông còn cao do mức độ container hoá thấp.

Cần tái cơ cấu đầu tư

Để cải thiện vấn đề này, việc phát triển thị trường vận tải đòi hỏi cần có cơ cấu hợp lý, giảm áp lực cho vận tải đường bộ, nâng cao chất lượng và giảm chi phí vận tải. Trong đó, có hạn chế xuất phát kết nối hạ tầng giao thông đường bộ – đường thuỷ và đường bộ – đường biển.

Hơn nữa, do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp nên vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ các mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông. Nguồn vốn ODA dành cho phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng giảm nhất là sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) khó hoàn vốn nếu không có hỗ trợ của Nhà nước. Còn các hình thức huy động vốn khác bị hạn chế do ảnh hưởng đến quy mô trần nợ công

Một số chuyên gia đề xuất nên tái cơ cấu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hướng làm rõ vai trò của Nhà nước trong đầu tư. Theo đó, Nhà nước đầu tư vào các công trình mà các các nhà đầu tư tư nhân không làm, hỗ trợ đầu tư và chia sẻ rủi ro để tăng tính thương mại để thu hút vốn từ bên ngoài tham gia. Hơn nữa, cần nâng cao hiệu quả đầu tư công, đổi mới cơ cấu đầu tư, huy động vốn hợp lý mức đầu tư xã hội.

GỬI Ý KIẾN BÌNH LUẬN