Sò lông có hình dạng khá giống với sò huyết nhưng nhỏ hơn và tròn hơn sò huyết. Hai mảnh vỏ không bằng nhau trong đó vỏ bên trái lớn hơn vỏ bên phải. Mặt ngoài vỏ, có từ 30-35 đường gờ, các đường gờ tỏa ra từ đỉnh xuống tới mép vỏ được cấu tạo bởi các vẩy xếp chồng lên nhau trông giống như ngói lợp. Da của vỏ màu nâu phát triển thành lông nên mới được gọi là sò lông.
Sò lông có đặc điểm khá giống với sò huyết nhưng rảnh những đường kẻ nhỏ hơn và hình dáng của sò lông lớn hơn sò huyết và bên ngoài sò lông có những sợ lông giống như rêu bám vào vỏ vậy.
Theo y học cổ truyền thì sò lông vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Nên ăn nhiều sò lông nếu bị viêm loét dạ dày - tá tràng, tiêu hóa kém hay bị thiếu máu, đây cũng là món chúng ta nên ăn thường xuyên.
Sò lông là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn rất ngon như: Dưa leo trộn sò lông, sò lông xào bông cải,... Và hôm nay, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một món ăn được chế biến từ sò lông, nghe tên cũng rất lạ nhưng món ăn này rất ngon và bổ dưỡng nữa đấy các bạn. Đó là cách nấu món sò lông với lá giang.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá giang: 350 gam.
- Củ hủ dừa: 100 gam.
- Sò lông: 500 gam.
- Gừng.
- Rau ngổ, rau mùi tàu.
- Chanh: 2 quả.
- vắt lấy nước cốt.
- Nước: 800 ml.
- Gia vị: Hạt nêm, đường, muối, tiêu, dầu ăn.
Cách sơ chế:
- Lá giang nhặt lấy lá, rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Gừng cạo sạch vỏ, đập dập.
- Chanh rửa sạch, vắt lấy nước cốt.
- Rau ngỏ nhặt bỏ phần gốc, rửa sạch, thái khúc.
- Củ hủ dừa thái lát mỏng, ngâm với nước có pha một ít cốt chanh để củ hủ dừa không bị thâm.
- Sò lông chúng ta chà và rửa sạch rồi đem luộc với nước cùng với gừng đập dập, sau đó gỡ lấy phần thịt.
Cách chế biến:
- Trước tiên, chúng ta bắc chảo lên cho dầu ăn vào, đợi dầu sôi thì cho nước vào đun sôi lên.
- Khi nước sôi, chúng ta nêm 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, thả củ hủ dừa, lá giang và sò lông vào nấu cho sôi lên.
- Bây giờ, nước đã sôi thì chúng ta nêm nếm lại cho vừa miệng ăn là được, cho rau ngổ và rau mùi tàu vào, rắc lên trên một ít tiêu bột rồi tắt bếp.
Tôi vừa hướng dẫn cho các bạn cách nấu canh lá giang với sò lông chua chua ngọt ngọt rất ngon. Chúc các bạn sẽ thực hiện hành công món ăn này nhé.