Món Ngon online
Món ngon mỗi ngày
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Cấu tạo thang máy đình và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo thang máy đình và nguyên lý hoạt động

Thang máy gia đình giúp các thành viên di chuyển thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm sức lực. Mặc dù thường xuyên sử dụng, nhưng không phải ai cũng nắm rõ cấu tạo của nó. Vậy cấu tạo thang máy gia đình như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.

Mục lục

1. Cấu tạo

2. Nguyên lý hoạt động

3. Cách sử dụng

4. Lưu ý

Cấu tạo

Thang máy gia đình có cấu tạo gồm: động cơ, tủ điều khiển, cabin, ray, cáp, thắng cơ, giảm chấn, đối trọng, hệ thống cứu hộ tự động.

Cấu tạo thang máy đình và nguyên lý hoạt động

Động cơ (motor, máy kéo)

Là thành phần quan trọng, giữ vai trò tạo lực kéo dây cáp giúp thang di chuyển lên xuống. Có 2 loại động cơ phổ biến là động cơ có hộp số (cho thang có phòng máy) và loại động cơ không hộp số (cho thang máy không phòng máy).

Tủ điều khiển

Có chức năng kiểm soát hoạt động thang máy theo chỉ đạo của người vận hành. Tủ bao gồm các bộ phận như: vỏ tủ, biến tần, điều khiển tín hiệu, công tắc, relay, điều khiển tín hiệu (PLC hoặc bộ vi xử lý), các bo mạch trung gian.

Cabin

Đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển người hoặc hàng hóa trong gia đình. Thường được làm bằng thép phủ sơn, inox sọc nhuyễn, inox gương, kính cường lực, gỗ… Bên trong có bảng điều khiển để chọn tầng hoặc thực hiện chức năng hệ thống.

Ray, cáp

Ray cung cấp hướng dẫn cho cabin và cả hệ thống thang máy di chuyển theo đúng đường định hình. Dây cáp chịu trách nhiệm cho việc nâng/hạ cabin, có thể là dạng cáp đơn hoặc đa sợi, tùy thuộc vào thiết kế cụ thể của thang máy.

Thắng cơ

Giúp kẹp chặt cabin thang máy vào dây cáp trong trường hợp nó vượt quá tốc độ cho phép, đảm bảo thang luôn nằm trong giới hạn vận tốc di chuyển an toàn.

Giảm chấn

Bổn phận giảm sự rung động, rung lắc, va đập thường gặp khi cabin đến gần tầng cần dừng, đảm bảo sự mềm mại trong quá trình di chuyển của thang máy.

Đối trọng

Hỗ trợ cân bằng tải trọng của cabin, tạo điều kiện cho quá trình nâng tải trở nên thuận tiện, cải thiện hiệu suất làm việc máy kéo. Thường bao gồm hai bộ phận chính: khung và cụ bo đối trọng, được sản xuất từ các vật liệu như gang hoặc bê tông. Các loại thang thủy lực, trục vít bánh vít sẽ không dùng đối trọng.

Hệ thống cứu hộ tự động

Tự động đưa thang máy đến tầng gần nhất và mở cửa, cho phép người sử dụng thoát ra ngoài trong trường hợp mất điện đột ngột. Đây được xem là thành phần không thể thiếu trong cấu tạo thang máy gia đình, đảm bảo an toàn người dùng.

Nguyên lý hoạt động

Cấu tạo thang máy đình và nguyên lý hoạt động

a. Cơ bản

Nguyên lý hoạt động thang máy gia đình (công nghệ cáp kéo) diễn ra như sau: Khi có dòng điện đi qua, động cơ quay sẽ làm cho ròng rọc nối với động cơ quay theo. Ròng rọc quay kích thích dây cáp di chuyển, kéo cabin thang máy đi theo chiều được thiết lập. Trong trường hợp động cơ quay theo hướng ngược lại, các hành động trên vẫn lặp lại nhưng theo chiều ngược lại so với ban đầu.

b. Khi cúp điện

Khi cúp điện, nhờ vào chức năng cứu hộ tự động, cabin sẽ tự di chuyển đến tầng gần nhất và mở cửa nhằm sơ tán người đi bằng cách xài nguồn điện ắc quy. Đèn chiếu sáng khẩn cấp của cabin sẽ tự động bật, giảm lo lắng người dùng.

Cách sử dụng

Cách sử dụng thang máy gia đình đơn giản, chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhấn nút gọi tầng theo hướng muốn đi và đợi cabin đến.

Bước 2: Khi cabin đến cửa tầng, cửa sẽ mở ra, người sử dụng di chuyển vào trong. Nếu nhận được chuông báo động quá tải quy định vang lên, cần rời đi 1 số thành viên hoặc bỏ bớt đồ đạc cho đến khi tiếng chuông dừng lại.

Bước 3: Nhẹ nhàng nhấn vào số tầng muốn đến. Nếu không còn ai khác di chuyển cùng hãy thực hiện thao tác đóng cửa để thang hoạt động nhanh hơn.

Bước 4: Đứng yên và chờ cabin di chuyển đến tầng mong muốn. Đi ra nhanh chóng nếu cửa đã được mở hoàn toàn và thang không có bất cứ chuyển động nào. Không nên đứng ngay giữa cửa vì đều này có thể gây ra nguy cơ bị mắc kẹt.

Lưu ý

Cấu tạo thang máy đình và nguyên lý hoạt động

Để thang hoạt động an toàn, hiệu quả, ít xảy ra sự cố do chủ quan, cần:

1. Chạy thử nghiệm thang máy trước khi dùng ít nhất 1 vòng từ tầng dưới cùng đến tầng trên cùng nhằm đảm bảo rằng thang chạy ổn định và êm ái.

2. Xác nhận thang máy dừng đúng điểm và có độ chính xác khi dừng.

3. Đảm bảo cửa thang máy không hỏng hóc, đóng mở bình thường.

4. Loại bỏ bụi bẩn, vật lạ trên các rãnh sill cửa cabin, cửa vào.

5. Xác nhận cảm biến cửa hoạt động đúng.

6. Chắc chắn màn hình, cabin không bị hư hại, không có vấn đề hiển thị

7. Kiểm tra nút gọi, bảng điều khiển cabin để đảm bảo không hư hỏng.

8. Đảm bảo đèn cabin và đèn khẩn cấp hoạt động bình thường.

9. Nếu có nguy cơ hố thang máy bị ngập nước, liên hệ với đơn vị bảo trì.

10. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ để tuân thủ yêu cầu cơ quan nhà nước.

11. Không tự ý sửa chữa thang mà không có giám sát kỹ thuật viên.

12. Đảm bảo tải trọng cabin cân đối, không cho vào những hàng hóa quá nặng.

13.  Tuân thủ nội quy khi sử dụng, treo nội quy ở những vị trí dễ nhìn thấy nhất.

14. Đảm bảo chọn dòng thang phù hợp nhu cầu về tải trọng, tốc độ, thương hiệu sản xuất. Ưu tiên chọn loại từ hãng danh tiếng như thang máy gia đình Mitsubishi, Otis, Hitachi, Fuji đảm bảo chất lượng, hiệu suất cao.