Món Ngon online
Món ngon mỗi ngày
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Bị sốc nhiệt có nguy hiểm không? Cách phòng tránh sốc nhiệt

Bị sốc nhiệt có nguy hiểm không? Cách phòng tránh sốc nhiệt

Sốc nhiệt có nguy hiểm không? Sốc nhiệt thường xảy ra trong vài phút nhưng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu không được xử lý ngay lập tức, nạn nhân có thể mắc vấn đề thần kinh không phục hồi hoặc gặp phải tổn thương đa cơ quan và thậm chí tử vong.

Mục lục

1. Khái niệm

2. Đối tượng

3. Hậu quả

4. Cách xử lý

5. Cách phòng tránh

Khái niệm

Bị sốc nhiệt có nguy hiểm không? Cách phòng tránh sốc nhiệt

Sốc nhiệt (heat stroke) là bệnh lý xảy ra từ việc cơ thể tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao, thấp hoặc chịu ảnh hưởng từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai môi trường nóng và lạnh mà cơ thể không có khả năng duy trì nhiệt độ bình thường.

Có 2 loại sốc nhiệt:

Sốc nhiệt nóng: trạng thái nhiệt độ cơ thể không kiểm soát khi nhiệt độ môi trường tăng lên đáng kể, thường là trên 40 độ C, hay gặp phải trong mùa hè, ngày nắng nóng cao điểm, khắc nghiệt với tăng đột ngột của nhiệt độ.

Sốc nhiệt lạnh: xuất hiện khi trải qua sự giảm đột ngột nhiệt độ gây ra nhiều hệ lụy như liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, gây méo miệng, liệt mặt, đột quỵ…

Đối tượng

Nguy cơ sốc nhiệt tăng cao đối với các đối tượng sau:

  • Người có bệnh mãn tính (tim mạch, thận, phổi, thần kinh, ung thư).
  • Em bé hoặc trẻ nhỏ hệ miễn dịch yếu.
  • Người cao tuổi hoặc phụ nữ mang thai.
  • Thanh thiếu niên tập luyện thể thao mà không nghỉ ngơi hợp lý.
  • Người làm việc ngoài trời suốt ngày: nhân viên giao hàng, thợ xây dựng.

Sốc nhiệt có nguy hiểm không?

Bị sốc nhiệt có nguy hiểm không? Cách phòng tránh sốc nhiệt

Câu trả lời là có. Đây là một tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Sự nguy hiểm sốc nhiệt gồm:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt và choáng váng
  • Đổ mồ hôi
  • Da đỏ, nóng và khô
  • Yếu cơ hoặc chuột rút
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nhịp tim nhanh
  • Thở nhanh, thở nông
  • Thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc loạng choạng
  • Co giật
  • Mê sảng
  • Mất ý thức hoặc hôn mê.
  • Sốt cao trên 39 - 40 độ C

Cách xử lý

Khi bệnh nhân có biểu hiện bị sốc nhiệt cần sơ cứu bằng từng bước sau:

Bước 1: Đưa người bệnh vào nơi mát mẻ, ưu tiên trong nhà. Nếu không thể, hãy tìm nơi có bóng râm để giảm tác động của ánh nắng mặt trời.

Bước 2: Cởi bớt quần áo bên ngoài nhằm tăng khả năng làm mát cho cơ thể.

Bước 3: Gọi điện thoại cho xe cấp cứu 115 để nhận sự giúp đỡ chuyên nghiệp.

Bước 4: Dùng quạt để tạo luồng không khí mát và giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể.

Bước 5: Chườm mát người bệnh bằng khăn ướt vắt ráo nước làm giảm thân nhiệt. Thường xuyên đo nhiệt độ và tiếp tục chườm mát đến khi nhiệt độ giảm.

Bước 6: Trấn an nạn nhân cho đến khi có sự trợ giúp của nhân viên y tế.

Cách phòng tránh

Bị sốc nhiệt có nguy hiểm không? Cách phòng tránh sốc nhiệt

Để phòng tránh sốc nhiệt cần thực hiện các cách sau:

1. Uống nước đều trong ngày, tránh để đến khi khát mới uống. Người làm việc ngoài trời hoặc tập thể thao nên sử dụng nước bù điện giải.

2. Nếu có các bệnh lý nguy cơ, tránh tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng.

3. Chọn quần áo rộng, nhẹ, thoáng và sáng màu để giảm nhiệt độ cơ thể.

4. Tránh ra ngoài trời trong thời tiết nắng nóng gay gắt, hạn chế say nắng.

5. Không nên đột ngột ra/vào phòng máy lạnh. Nếu công việc bắt buộc ra/vào thường xuyên nên cài nhiệt độ máy không chênh lệch quá nhiều so ngoài trời.

6. Khi xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, giảm lượng nước tiểu, hoặc tiêu chảy kéo dài, cần thăm bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị.