Lẩu là một món ăn được nhiều người biết đến và rất được yêu thích vì nó vừa dễ ăn mà lại không gây cảm giác ngán ngẩm cho người ăn. Chúng ta có thể chọn những món lẩu khác nhau tuỳ theo sở thích của chúng ta. Nếu các bạn thích ăn các món lẩu từ cá thì có thể chọn lẩu cá thác lác, lẩu cá diêu hồng,… Những bạn thích ăn lẩu từ thịt bò thì có thể chọn lẩu bò. Ngoài ra, các bạn nào thích ăn lẩu chế biến từ thịt gà cũng có thể chọn lẩu gà lá giang. Và các bạn muốn chọn những món ăn từ hải sản như mục thì có thể chọn lẩu mực chua cay.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Xương ống: 1kg.
- Tôm: 500 gam.
- Mực: 500 gam.
- Ngao: 500 gam.
- Nấm rơm, rau muống, bắp chuối.
- Mì hoặc bún.
- Riềng: 1 củ.
- Sả: 6 cây.
- Chanh: 2 quả.
- Lá chanh: 10 lá.
- Vị lẩu Thái: 2 thìa cà phê.
- Đường: 3 thìa cà phê.
- Hạt nêm: 6 thìa cà phê.
- Nước mắm: 1 thìa cà phê.
- Sa tế.
Cách sơ chế:
- Mực chúng ta nên mua loại đã làm sẵn để khi mua về là chúng ta chỉ việc rửa sạch rồi thái lát mỏng sẽ nhanh và tiện lợi hơn, cắt sọc ngang dọc để khi mực chín trông thịt mực dày và bắt mắt hơn.
Xương ống rửa sạch, đun sôi nước thả xương ống vào đun sôi cho nổi các bọt đen, vớt ra xả lại với nước rồi đem ninh nhỏ lửa, nước dùng sẽ rất trong.
Riềng thái lát mỏng, sả đập dập phần đầu trắng, phần thân non cắt khúc để thả vào lẩu cho đẹp. Rau muống nhặt rửa sạch, bắp chuối thái mỏng ngâm vớt nước pha chút dấm, nấm rơm rửa qua, bổ đôi.
Tôm bóc vỏ, chẻ lưng rút bỏ phần chỉ đen. Mực thái khoanh tròn hoặc thái miếng rồi khía vẩy rồng, xếp ra đĩa.
Nước dùng sau khi đã ninh xong thì cho sả đập dập, riềng và lá chanh vò nát vào đun để lấy mùi thơm.
Nêm nếm hạt nêm, nước mắm, đường, nước cốt chanh và gia vị lẩu Thái vào nước dùng (nếu không có gia vị lẩu thì các bạn làm theo cách sau: đun màu điều rồi cho cà chua vào xào, tiếp đến cho riềng, sả, hành tím, ớt bột, chút xíu ngũ vị hương xào đến khi dậy mùi đặc trưng của lẩu Thái)
Thả sả cắt khúc vào nước lẩu, xếp một ít tôm, mực, ngao vào nồi cho đẹp mắt.
- Cho nước dừa xiêm vào nồi, thêm giấm, đường, muối, bột nêm. Chua nhiều hay ít tùy khẩu vị của mỗi người nhé. Sau đó, bạn thái hành tím mỏng phi với dầu ăn rồi cho vào nồi nước cho thơm, đun sôi nhẹ cho nước nhúng hòa đều. Rau ăn kèm món này thường là cần nước, cải cúc, cải xanh... Món ăn sẽ không hấp dẫn nếu thiếu nước chấm chua ngọt cay kèm theo. Nồi nước nhúng có thể bày ra bàn ăn trên bếp ga mini, bếp điện, hoặc bếp than... Khi nhúng mực, nước giấm phải thật sôi để mực nhanh chín, giòn, giữ vị ngọt và không mất nước.
Tôi vừa hướng dẫn cho các bạn cách nấu món lẩu mực chua cay thật ngon và thất hấp dẫn.
Giữa tiết trời se lạnh của những ngày xuân này, được ngồi bên gia đình, nhúng những miếng mực tươi ngon vào nổi lẩu đang bốc hơi nghi ngút, rồi cuộn với các loại rau ăn kèm, kết hợp với nước chấm chua cay... sẽ mang lại cảm giác thú vị và mới lạ và "sửi ấm" không khí bữa cơm cho bạn và những người thân yêu.
Ở Sài Gòn, tại một vài nhà hàng lớn chuyên về hải sản, bạn vẫn có thể thưởng thức lẩu mực nhúng giấm thơm ngon và hấp dẫn này